Trang chủ Tin tức

Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Những loại thuế phí hộ kinh doanh phải nộp

09/10/2024

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ, và sản xuất quy mô nhỏ. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh các loại thuế phí mà hộ kinh doanh phải nộp, cũng như cách tính thuế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.


Các loại thuế
Các loại thuế phí thường gặp đối với hộ kinh doanh.

 

1. Hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế phí gì?


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hộ kinh doanh cá thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chịu lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và một số loại thuế khác nếu sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực đặc thù. Một số loại thuế và phí cơ bản mà hộ kinh doanh cần đóng bao gồm:

- Thuế môn bài (Lệ phí môn bài): Đây là loại phí mà hộ kinh doanh phải nộp hàng năm. Mức thu lệ phí môn bài được phân chia dựa trên doanh thu của hộ kinh doanh. Một số hộ kinh doanh thuộc trường hợp đặc biệt được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 3, Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số trường hợp doanh nghiệp được miễn thuế môn bài.

- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Hộ kinh doanh phải đóng thuế thu nhập cá nhân dựa trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Mức thuế TNCN áp dụng là 0,5% đến 2% tùy ngành nghề và loại hình kinh doanh.

- Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Hộ kinh doanh nộp thuế GTGT dựa trên doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch
từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Đối với trường hợp có doanh thu trên 100 triệu đồng thì thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN.

- Thuế bảo vệ môi trường: Nếu hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực gây tác động đến môi trường như sản xuất, kinh doanh nhiên liệu hoặc hóa chất, có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng đối với hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá, ô tô,...

Ngoài ra, tùy theo từng địa phương và ngành nghề cụ thể, hộ kinh doanh có thể phải đóng các khoản phí, lệ phí khác như phí vệ sinh môi trường, phí an ninh trật tự…

>> Tham khảo: Cách thu hút khách hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp & cửa hàng.


Cách tính thuế
Cách tính các loại thuế phí thường gặp.

 

2. Hộ kinh doanh phải đóng thuế như thế nào?


Các loại thuế khác nhau có cách tính khác nhau. Dưới đây là cách tính của một số loại thuế phí thường gặp.
 

2.1. Đóng thuế môn bài


Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể như sau:

- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm đóng lệ phí 1.000.000 đồng/năm.

- Doanh thu trên 300 500 triệu đồng/năm đóng lệ phí 500.000 đồng/năm.

Ngoài ra, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài theo Điều 3, Nghị định 139/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 22/2020/NĐ-CP với các trường hợp sau:

- Doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở xuống.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

- Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

- Hộ kinh doanh mới thành lập năm đầu, mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được được thành lập trong thời gian hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài.

- Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài.

 

2.2. Đóng thuế GTGT


Có 3 cách thức để tính thuế GTGT phổ biến thường được áp dụng là phương pháp kê khai; phương pháp khoán và tính thuế theo từng lần phát sinh.
 

a)  Hộ kinh doanh đóng thuế theo phương pháp kê khai


Điều 5, Thông tư số 40/2021/TT-BTC quy định về cách tính thuế hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai như sau:

- Đối tượng áp dụng: Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

- Hộ kinh doanh khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh mới ra kinh doanh và đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐCP của Chính phủ.

- Hộ kinh doanh chọn phương pháp này phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.

- Nếu hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp này mà xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.

>> Tham khảo: Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả.

 

b) Hộ kinh doanh đóng thuế theo phương pháp khoán


Điều 7, Thông tư số 40/2021/TT-BTC quy định về việc đóng thuế của hộ kinh doanh theo phương pháp khoán như sau:

- Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Theo Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 3, Điều 7, Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:

Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo. Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư này.

Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.


Nguyên tắc kê khai thuế
Nguyên tắc hộ kinh doanh cần nắm khi khai thuế.

 

3. Nguyên tắc khai thuế hộ kinh doanh


Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc khai thuế, tính thuế hộ kinh doanh như sau:

- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

>> Tham khảo: Hướng dẫn đăng ký kinh doanh online theo hai phương thức.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Việc hiểu rõ các quy định về thuế đối với hộ kinh doanh không chỉ giúp tuân thủ đúng pháp luật mà còn giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tránh các rủi ro pháp lý liên quan.

Qua bài viết này, hy vọng quý độc giả sẽ nắm rõ được các loại thuế cần đóng và phương pháp tính thuế phù hợp, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn.

 

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X