Trang chủ Tin tức

Nhượng quyền kinh doanh và những điều kiện đối với doanh nghiệp

27/05/2024

Nhượng quyền kinh doanh là một hoạt động kinh doanh phổ biến trên thế giới và cũng đã và đang trở thành một mô hình phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Dưới đây là những thông tin về nhượng quyền kinh doanh cùng với đó là những điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh nhượng quyền.

Nhượng quyền kinh doanh
Tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh

1. Nhượng quyền kinh doanh là gì?

1.1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh (Franchise) hay còn được gọi theo cách khác là nhượng quyền thương hiệu, là một hình thức kinh doanh hợp pháp.

Trong đó, bên nhượng quyền cho tổ chức nào đó sử dụng hình ảnh, thương hiệu, công thức hoặc áp dụng mô hình của bên nhượng quyền dưới tên tuổi (thương hiệu) của bên nhượng quyền thông qua giao dịch mua bán nhượng quyền thương hiệu.

Việc nhượng quyền có những điều kiện và quy định pháp lý rõ ràng được quy định trong luật pháp của Việt Nam cũng như toàn thế giới.

1.2. Các hình thức nhượng quyền kinh doanh

Có 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh phổ biến:

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;

- Nhượng quyền có tham gia quản lý;

- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

>> Tham khảo: Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay.

Nhượng quyền kinh doanh
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể nhượng quyền kinh doanh.

2. Điều kiện để doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh

Điều kiện pháp lý cơ bản đối với doanh nghiệp nhượng quyền cần đảm bảo như sau:

- Có đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

- Có giấy phép kinh doanh (đối với những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).

- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.

- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm).

Theo Điều 5&6, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, các điều kiện để thương nhân (doanh nghiệp) và các tổ chức được phép nhượng quyền kinh doanh gồm:

- Doanh nghiệp hoạt động từ 1 năm:

+ Thương hiệu (hệ thống kinh doanh) dùng để nhượng quyền đã hoạt động tối thiểu từ 1 năm.

+ Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

- Bên nhượng quyền đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

- Bên nhận quyền nhượng quyền kinh doanh cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Theo Điều 7, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP,  hàng hóa, dịch vụ nhượng quyền kinh doanh không được vi phạm các điều khoản sau:

- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Nhượng quyền kinh doanh
Lấy ví dụ các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam.

3. Những lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh phổ biến

3.1. Nhượng quyền kinh doanh lĩnh vực ăn uống (F&B)

Kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực ăn uống đã và đang trở lên ngày một phổ biến. Điển hình có thể kể đến các thương hiệu về nhượng quyền kinh doanh trà sữa, cà phê hay nhượng quyền kinh doanh bánh mì, nhượng quyền kinh doanh nhà hàng như:

- Highlands Coffee

- The Coffee House

- Phở 2000

- Trà Sữa Mixue

- Bánh mì Khói

- Hey Tea

Gong Cha

- Tocotoco

>> Tham khảo: Phân biệt hai mô hình bán hàng B2B và B2C?

 

3.2. Nhượng quyền kinh doanh lĩnh vực giáo dục

Mặc dù không sôi nổi như thị trường nhượng quyền lĩnh vực F&B, ngành giáo dục vẫn có những điểm sáng trong kinh doanh nhượng quyền. Một số thương hiệu nhượng quyền giáo dục và đào tạo nổi tiếng tại Việt Nam là:

- Apollo English

- ILA Vietnam

- Anh ngữ Language Link

- Arena Multimedia

- Toán tư duy Rainbows Soroban

- Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS

- MPEC - Ngoại ngữ, nghệ thuật và kỹ năng sống

3.3. Nhượng quyền kinh doanh lĩnh vực thời trang

Lĩnh vực này nhượng quyền các cửa hàng bán quần áo, giày dép, túi xách, trang sức ... Một số thương hiệu nhượng quyền thời trang nổi tiếng tại Việt Nam là:

- Thương hiệu thời trang 424 Boutique

- Thương hiệu thời trang Juno

- Thương hiệu thời trang Marc Fashion

- Thương hiệu thời trang GUMAC

- Thương hiệu thời trang Owen

- Thương hiệu thời trang Routine

- Thương hiệu thời trang YODY

- Thời trang trẻ em Litibaby

- Thời trang mẹ và bé Concung

- Chuỗi cửa hàng mẹ và bé Bibo Mart
 

3.4. Nhượng quyền kinh doanh lĩnh vực thể dục, thể thao


Nhượng quyền kinh doanh về thể dục, thể thao cũng đã dần trở lên phổ biến ở Việt Nam. Phổ biến trong ngành này là nhượng quyền hệ thống các phòng tập gym, yoga. Ngoài ra, còn có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền lĩnh vực thể dục thể thao khác như CLB võ thuật, sân bóng, bể bơi,...

- California Fitness & Yoga

- King Fitness

- Kickfit Vietnam

- Lotte Fitness

- Hệ thống phòng tập Yoga Plus

- Elite Fitness

Nhìn chung, có rất nhiều lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh khác như bất động sản, du lịch, dịch vụ hậu cần, vận chuyển… Lựa chọn lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, kinh nghiệm và nguồn vốn của nhà đầu tư.

Trên đây là những thông tin tổng quan về nhượng quyền kinh doanh. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình những hiểu biết nhất định về kinh doanh nhượng quyền cùng những điều kiện cần có để doanh nghiệp được phép nhượng quyền kinh doanh.

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X