Trang chủ Tin tức

Bán hàng đại lý là gì? Những vấn đề quan trọng khi làm đại lý

21/03/2024

Bán hàng đại lý là một hình thức kinh doanh không còn quá xa lạ với bất cứ ai trong thời đại hiện nay. Mô hình này được nhiều đối tượng lựa chọn bởi mang lại lợi nhuận lớn, nhiều ưu điểm về mặt triển khai. Tuy nhiên, đây liệu có phải “miếng bánh ngọt” đáng để đầu tư, kinh doanh hay không? Để thành công, bạn cần nắm vững những vấn đề quan trọng dưới đây.

bán hàng đại lý
Những quy định quan trọng về bán hàng đại lý.

1. Bán hàng đại lý là gì?

Đại lý trong kinh tế học được dùng như một mô hình hoạt động thương mại. Theo đó, bên giao đại lý (thường là các doanh nghiệp, công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần bán) và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý sẽ nhân danh mình để mua hoặc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Đại lý bán hàng là việc bên đại lý nhận hàng của bên giao đại lý để bán và hưởng thù lao do bên giao đại lý chi trả căn cứ trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.
>> Tham khảo: Những xu hướng tiêu thụ thực phẩm và đồ uống năm 2024.
Mặt khác, theo Điều 166, Điều 167, Luật Thương mại năm 2005:
“Điều 166. Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý
1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.”
Như vậy, từ các thông tin trên, có thể hiểu bán hàng đại lý là hình thức hoạt động thương mại giữa hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân, sẽ giao hàng hóa, dịch vụ cho bên đại lý hoặc giao tiền mua hàng cho bên đại lý mua là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
Bên đại lý là thương nhân sẽ nhận hàng hóa để làm đại lý bán hàng và nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ.

2. Các hình thức bán hàng đại lý

Theo Điều 169, Luật Thương mại năm 2005, có 4 hình thức đại lý thương mại, tương ứng với các hình thức bán hàng thương mại:

  • Bán hàng đại lý bao tiêu: Trong đó bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung cấp đầy đủ trọn bộ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
  • Bán hàng đại lý độc quyền: Là hình thức bán hàng đại lý mà tại một khu vực nhất định, bên giao đại lý chỉ giao cho duy nhất một đại lý mua, bán một hoặc một số hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại hình dịch vụ nhất định.
  • Bán hàng tổng đại lý: Tổng đại lý là hình thức mà bên đại lý sẽ tổ chức thành hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Trong đó, tổng đại lý là đơn vị đứng đầu đại diện cho hệ thống các đại lý phụ thuộc. Đại lý phụ thuộc sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử có áp dụng với hộ kinh doanh cá thể không?

Hình thức thương mại chủ yếu
Có 3 hình thức đại lý thương mại chủ yếu.

3. Một số quy định về bán hàng đại lý

Các quy định quan trọng về đại lý phần lớn được quy định tại Luật Thương mại năm 2005.

3.1. Đại lý được trả thù lao như thế nào?

Căn cứ theo Điều 171, Luật Thương mại năm 2005, mức thù lao của đại lý được quy định như sau:
- Thù lao chi trả cho đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
- Trường hợp bên giao đại lý ấn định mức giá bán hoặc giá mua cố định đối với khách hàng thì bên đại lý sẽ hưởng % hoa hồng trên giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp bên giao đại lý không ấn định mức giá bán hoặc giá mua mà chỉ ấn định giá cho bên đại lý thì bên đại lý được quyền hưởng chênh lệch giá. Trong đó, mức chênh lệch giá được xác định bằng giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với mức giá mà bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
- Nếu hai bên không có thỏa thuận về mức thù lao thì thù lao sẽ được tính như sau:
+ Thù lao tính theo mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó.
+ Trường hợp không áp dụng được theo các căn cứ nêu trên thì mức thù lao cho đại lý sẽ áp dụng theo mức trung bình được áp dụng cho hàng hóa cùng loại, dịch vụ cùng loại mà bên giao đại lý chi trả cho đại lý khác.
+ Trường hợp không áp dụng được theo các hướng dẫn nêu trên thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

3.2. Thời hạn của đại lý

Theo Điều 177, Luật Thương mại năm 2005, thời hạn của đại lý thương mại được quy định như sau:

  • Thời hạn làm đại lý thương mại chấm dứt sau một khoảng thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày tính từ ngày một trong hai bên thông báo việc chấm dứt hợp đồng đại lý bằng văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường. Giá trị bồi thường là một tháng thù lao đại lý tính trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm hoặc tính trong thời gian nhận đại lý.
  • Trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường.

3.3. Hợp đồng đại lý

Căn cứ theo Điều 168, Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng đại lý được quy định như sau:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Hợp đồng đại lý thương mại
Hợp đồng đại lý thương mại có giá trị pháp lý.

Như vậy, hợp đồng đại lý được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý về việc bên đại lý nhân danh bên giao đại lý thực hiện các hoạt động mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Trên đây là một số thông tin về bán hàng đại lý. Đây là hình thức kinh doanh khá phổ biến đang được ưa chuộng hiện nay vì dễ triển khai, nhiều ưu điểm và mang lại nguồn lợi nhuận khá ổn định.
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này thì các bên cần nắm vững quy định về đại lý thương mại và các vấn đề liên quan như thời hạn, mức thù lao, quyền và trách nhiệm của các bên.
 

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X