Giải đáp thắc mắc: Hộ kinh doanh có mã số thuế không?
Bạn đang muốn thành lập hộ kinh doanh nhưng mơ hồ chưa hiểu rõ quy định về hộ kinh doanh cá thể? Hộ kinh doanh có mã số thuế không? Cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc về mã số thuế hộ kinh doanh cho bạn!
Thế nào là hộ kinh doanh?
1. Thông tin cần biết về hộ kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của chủ hộ. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì sẽ phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh là cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh.
Như vậy, hiểu đơn giản hộ kinh doanh là tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của hộ.
2. Hộ kinh doanh có mã số thuế không?
Điểm e, Khoản 3, Điều 30, Luật quản lý thuế 2019 quy định về việc cấp mã số thuế như sau: Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh có mã số thuế. Mã số thuế hộ kinh doanh mà mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh phải đăng ký thuế trực tiếp với Cơ quan thuế và sử dụng mã số thuế được cấp để kê khai và nộp thuế.
Hộ kinh doanh có mã số thuế riêng biệt.
Về cấu trúc mã số thuế: Được quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13.
Trong đó:
- Hai chữ số đầu: N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Như vậy, mã số thuế bao gồm 10 hoặc 13 số. Trong đó, mã số thuế 10 chữ số được dùng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác. Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được dùng cho đơn vị phụ thuộc và đối tượng khác.
Tuy nhiên, đối với mã số thuế của hộ kinh doanh sẽ có 10 chữ số. Hộ kinh doanh sẽ được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động (từ khi đăng ký thuế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực mã số thuế).
3. Cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
Hiện nay, có thể tra cứu mã số hộ kinh doanh nhanh chóng, dễ dàng và hoàn toàn miễn phí ngay trên website Tổng cục Thuế Việt Nam theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập website của Tổng cục thuế Việt Nam tại địa chỉ: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp.
Website tra cứu thông tin người nộp thuế.
Tra cứu thông tin người nộp thuế trên website của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cần tra cứu
Nhập đầy đủ các trường thông tin hiện ra bao gồm:
- Mã số thuế hộ kinh doanh
- Tên của tổ chức, cá nhân nộp thuế.
- Số CMND/CCCD của người đại diện.
Bước 3: Kiểm tra thông tin tìm kiếm
Sau khi ấn “Tra cứu”, kết quả trả về trên màn hình bao gồm các thông tin sau :
+ Mã số thuế
+ Tên người nộp thuế.
+ Cơ quan thuế.
+ Số CMT/Thẻ căn cước.
+ Ngày thay đổi thông tin gần nhất.
+ Ghi chú tình trạng hoạt động hiện tại.
4. Một số câu hỏi liên quan về hộ kinh doanh
4.1. Mã số thuế hộ kinh doanh có phải là mã số hộ kinh doanh không?
Theo quy định tại Điều 83, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh và Điểm a, Điểm h, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 105/2020/TT-BTC, mã hộ kinh doanh và mã số thuế hộ kinh doanh là khác nhau. Mã số thuế hộ kinh doanh chính là mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
Mã số thuế hộ kinh doanh không phải là mã hộ kinh doanh.
4.2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao của biên bản họp thành viên hộ gia đình về vấn đề thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
4.3. Khi nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?
Hộ kinh doanh bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục nhưng không báo với Phòng tài chính kế hoạch nơi đăng ký và Cơ quan thuế.
+ Hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh các ngành nghề bị cấm.
+ Người thành lập không được quyền thành lập hộ kinh doanh.
+ Không gửi báo cáo theo yêu cầu đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn.
+ Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về hộ kinh doanh và mã số thuế hộ kinh doanh. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ giải đáp được thắc mắc: Hộ kinh doanh có mã số thuế không và nắm được các nội dung liên quan để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.