Trang chủ Tin tức

Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

17/04/2024

Mô hình kinh doanh là gì? Xác định mô hình kinh doanh là một phần không thể thiếu định hướng phát triển kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp. Lựa chọn mô hình kinh doanh nào phù hợp cho các cá nhân, tổ chức bắt đầu khởi nghiệp? Có những mô hình kinh doanh nào đã và đang thành công tại thị trường Việt Nam hiện nay? Các thông tin tổng quan nhất về mô hình kinh doanh sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Mô hình kinh doanh
Khái niệm mô hình kinh doanh.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một phần của chiến lược kinh doanh, là kế hoạch tổng thể của một tổ chức, đơn vị hoặc doanh nghiệp mô tả chi tiết định hướng, cách thức mà tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động để tạo ra giá trị và lợi nhuận.

Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, bao gồm cả việc xác định được thị trường mục tiêu và các khoản chi phí cần phải chi trả để đạt được mục tiêu lợi nhuận.

2. Mô hình kinh doanh gồm những thành phần cơ bản nào?

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ phù hợp với một loại hình doanh nghiệp, mang một chức năng riêng, nhưng nhìn chung các mô hình kinh doanh đều bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Giá trị cung cấp: Doanh nghiệp mang đến những giá trị, lợi ích gì cho khách hàng? Những giá trị ở đây có thể là giá trị vật chất, tinh thần hoặc bao gồm cả hai.

- Đối tượng khách hàng mục tiêu/Thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng nào? Doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu, mong muốn và nhu cầu của đối tượng khách hàng hướng đến.

- Kênh phân phối: Là cách thức doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay khách hàng. Các kênh phân phối điển hình gồm bán lẻ trực tiếp, bán lẻ trực tuyến, đại lý, nhượng quyền thương hiệu,...

- Lợi thế cạnh tranh: Những điểm đặc biệt ở sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh không có.

- Nguồn lực: Tài sản vật chất, trí tuệ và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Cấu trúc chi phí: Các khoản chi phí cố định, chi phí biến đổi phát sinh trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng của chi phí đến định giá sản phẩm, dịch vụ.

3. Các mô hình kinh doanh phổ biến

Có rất nhiều mô hình kinh doanh thành công trên thế giới và tại Việt Nam. Một số mô hình kinh doanh được phân loại tiêu biểu như dưới đây:

3.1. Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là công cụ hỗ trợ chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, được sáng lập bởi Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur. Canvas bao gồm 9 yếu tố căn bản sau:

- Giá trị sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.

- Đối tượng khách hàng chủ yếu.

- Kênh phân phối và phương tiện truyền thông.

- Doanh thu dự kiến.

- Quan hệ khách hàng.

- Nguồn lực chính.

- Các hoạt động chính.

- Đối tác dự án.

- Cơ cấu chi phí hoạt động.

3.2. Mô hình kinh doanh B2B

B2B (Business to Business) là hình thức thương mại điện tử, theo đó các doanh nghiệp sẽ tổ chức mua sắm và giao dịch các sản phẩm, dịch vụ với nhau. Nghĩa là các giao dịch chủ yếu được thực hiện giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau.

Mô hình B2B
Mô hình kinh doanh B2B và B2C khá phổ biến hiện nay.

3.3. Mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C khác với B2B ở chỗ nếu B2B thực hiện giao dịch giữa các doanh nghiệp thì B2C là hình thức doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến hoặc tại các cửa hàng truyền thống.

Đây cũng là một trong những mô hình phổ biến nhất và được triển khai rộng rãi nhất trong giới kinh doanh.

Ví dụ mô hình B2C: Quán cafe, salon tóc, spa, tạp hóa,...

3.4. Mô hình kinh doanh C2C

Đây là hình thức thương mại điện tử trong đó cá nhân hoặc người tiêu dùng sẽ trực tiếp giao dịch với nhau thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc qua trung gian của bên thứ ba.

Xu hướng kinh doanh C2C ngày càng trở nên phổ biến và có tác động không nhỏ đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng và cách thức kinh doanh.

Ví dụ về mô hình C2C: Các ứng dụng thương mại điện tử để mua sắm như Shopee, Lazada, Tiki,...

3.5. Một số mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

Nhượng quyền kinh doanh
Mô hình kinh doanh nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam.

Một số mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam hiện nay như sau:

- Mô hình kinh doanh online: Đây là mô hình kinh doanh lý tưởng trong thời đại 4.0, tận dụng được lợi thế lớn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... và thu hút một lượng lớn khách hàng.

- Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing: Đây là mô hình phổ biến trong thời gian gần đây. Mô hình này là sự cộng tác giữa những người tham gia và nhà cung cấp của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong đó, người tham gia có thể nhận hoa hồng khi thực hiện giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp tới người tiêu dùng.

- Mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử: KInh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,...

- Mô hình nhượng quyền chuỗi cửa hàng: Cho phép bên nhượng quyền chuyển giao công nghệ, thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho bên nhận quyền. Ví dụ minh họa: KFC, Highland, Mixue,...

- Mô hình Agency: Mô hình đang phát triển mạnh mẽ trong ngành Marketing. Đây là hình thức cung cấp, tư vấn dịch vụ và giải pháp Marketing cho các tổ chức, doanh nghiệp khác.

3.6. Một số mô hình kinh doanh thành công trên thế giới

Trên thế giới, có nhiều mô hình kinh doanh được triển khai và thực hiện thành công:

- Mô hình kinh doanh nhà sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng từ các nguyên liệu đầu vào hoặc thực hiện gia công lắp ráp tạo thành sản phẩm.

- Mô hình kinh doanh cho thuê: Cho thuê cơ sở hạ tầng, vật chất như văn phòng, phương tiện di chuyển,...

- Mô hình nhượng quyền thương hiệu: Áp dụng được với nhiều lĩnh vực nhưng thành công nhất phải kể đến lĩnh vực nhà hàng, ăn uống.

- Mô hình thông qua đại lý: Phân phối sản phẩm, dịch vụ thông qua đại lý. Mô hình này giúp doanh nghiệp mở rộng việc tiếp cận khách hàng và mạng lưới kinh doanh nhanh chóng.

- Mô hình kinh doanh quảng cáo: Xây dựng các nền tảng online như website, Youtube, một số kênh mạng xã hội,... và cung cấp các giá trị độc đáo nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của người dùng và thu phí từ việc quảng cáo cho các bên khác.

Trên đây là một số nội dung về mô hình kinh doanh, tổng quan về mô hình kinh doanh. Trên thế giới và tại Việt Nam hiện đang áp dụng nhiều mô hình kinh doanh và gặt hái được nhiều thành công nên nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp thì có thể tham khảo để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
 
X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X